bn-current-user-online-portlet

Online : 3974
Total visited : 151070836

Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

26/09/2022 09:40 View Count: 761

Ngày 16/9/2022 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC về việc Hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiêp công lập.

 Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hướng dẫn về xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

- Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

- Phân loại mức tự chủ tài chính và giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công.

- Phân phi kết quả tài chính trong năm của đơn vị sự nghiệp công.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

- Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, quyết toán thu, chi kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công.

- Chế độ báo cáo về tình hình tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công.

- Xử lý tài sn, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công.

Đối với các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công (giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; việc phân phối sử dụng các nguồn tài chính; tự chủ về giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết; hạch toán kế toán và các quy định khác), đơn vị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

Tại Thông tư nêu rõ các đơn vị sự nghiệp công thực hiện xác định mức tự đảm bảo chi thường xuyên theo công thức như sau:   Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (%)  =(A/B)x100%.

Trong đó:

A: là tổng các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP bao gồm:

- Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà.

- Nguồn thu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của Pháp luật về khoa học và công nghệ.

- Nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước).

 - Nguồn thu phí được để lại chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

 - Thu từ thuê tài sản công.

B: Là tổng các khoản chi xác định  mức tự chủ tài chính theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, một số nội dung chi xác định như sau:

Chi tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp do nhà nước quy định…

Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền giao trực tiếp theo quy định; chi hoạt động chuyên môn…

Về điều khoản chuyển tiếp đối với đơn vị sự nghiệp công đã được cơ quan có thẩm quyền giao tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt và rà soát lại phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp đơn vị có thay đổi về mức độ tự chủ tài chính, đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Thông tư này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Đối với đơn vị nhóm 4, số dư của các quỹ (nếu có) đã được trích lập từ năm 2021 chuyển sang (gồm: Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng, phúc lợi), đơn vị được tiếp tục sử dụng để chi bổ sung thu nhập, chi khen thưng, phúc lợi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2022.

(Thông tư kèm theo).

Văn phòng Sở