bn-current-user-online-portlet

Online : 3307
Total visited : 150738265

Kế hoạch Kiểm tra công vụ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2024.

30/01/2024 13:31 View Count: 769

Ngày 16/01/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND về việc Kiểm tra công vụ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2024.

Mục đích của Kế hoạch nhằm thông qua kiểm tra để đánh giá ưu điểm, mặt tích cực; đồng thời phát hiện những thiếu sót, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ, từ đó góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ và đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý.

Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, đúng thời gian và quy định của pháp luật.

Tiếp tục nâng cao về trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ doanh nghiệp và công dân của các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức.

Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính của doanh nghiệp và công dân. Tổng hợp, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp.

Đồng thời yêu cầu hoạt động kiểm tra phải đảm bảo đúng pháp luật, chính xác, khách quan và trung thực; kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, có dư luận gây phiền hà, nhũng nhiễu, vi phạm đạo đức công vụ, có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý, không làm tròn trách nhiệm người đứng đầu. Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra công vụ.

Nội dung kiểm tra, gồm:

(1). Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức:

- Công tác chỉ đạo, xây dựng văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức về kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ.

- Thực hiện chấp hành kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ, nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị:

+ Tuân thủ nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

+ Chấp hành thời gian, giờ giấc làm việc hành chính;

+ Việc thực hiện đạo đức công vụ, giao tiếp, ứng xử trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức;

+ Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực và đeo thẻ khi làm việc;

+ Tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong giải quyết công việc;

+ Tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền;

+ Tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và công dân.

(2). Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình công tác và các chỉ đạo, nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trong năm 2024. Đối với các xã, phường, thị trấn, tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ được UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện giao trong năm.

(3). Kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp và công dân:

- Công tác tham mưu, đề xuất và lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành, triển khai thực hiện các quy định về trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ hành chính công (DVHCC) cho doanh nghiệp và công dân.

- Kịp thời tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành hoặc bãi bỏ các TTHC không phù hợp phức tạp, phiền hà; bổ sung TTHC cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế (nếu có).

- Việc tổ chức vận hành, bố trí cơ sở vật chất, cán bộ thực hiện giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định.

- Việc công bố, niêm yết công khai TTHC theo quy định (số lượng TTHC một phần và toàn trình), việc thực hiện công khai, minh bạch quá trình giải quyết, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC.

- Công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho doanh nghiệp và công dân; thực hiện công khai danh sách các doanh nghiệp và công dân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn theo quy định.

- Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC (tính đến thời điểm Đoàn kiểm tra công vụ đến kiểm tra).

- Việc hướng dẫn doanh nghiệp và công dân thực hiện đánh giá mức độ hài lòng đối với tác phong, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Việc thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức trong việc giải quyết TTHC và cung cấp DVHCC cho cá nhân, tổ chức. Kiểm tra việc tuân thủ về trình tự, hồ sơ, điều kiện theo quy định đối với hồ sơ đã giải quyết, chậm giải quyết và từ chối giải quyết.

- Công tác phối hợp với các bên liên quan để giải quyết hồ sơ, công việc đối với công dân và doanh nghiệp.

(4) Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về kỷ cương, kỷ luật trong thi hành công vụ, nhiệm vụ liên quan đến công dân và doanh nghiệp.

Phương pháp kiểm tra theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc theo thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân; Kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất (không thông báo trước thời gian và địa điểm kiểm tra).

(Kế hoạch kèm theo)

Văn phòng Sở