Thống kê truy cập

Online : 5431
Đã truy cập : 150704335

Thí điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

16/07/2021 19:58 Số lượt xem: 199

Ngày 16/6/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 717/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công tại Trung tâm Hành chính công và Bộ phận một cửa, góp phần cải thiện các chỉ số đánh giá địa phương của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025”.  

Thí điểm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc vào địa giới hành chính là một mục tiêu của đề án vào năm 2022.

Cụ thể: Năm 2021, củng cố, đổi mới TTHC các cấp và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, gắn với thực hiện cơ chế “4 tại chỗ” một cách thực chất. Đơn giản quy trình tiếp cận và thực hiện TTHC, đảm bảo có ít nhất 90% công dân có khả năng thực hiện và tiếp cận các dịch vụ công theo nguyên tắc “một cửa”.

Thực hiện việc số hóa thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết đối với các TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước các cấp, tối thiểu đạt 50% đối với cấp tỉnh; 30 % đối với cấp huyện và 20% ở cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Năm 2022, tỉnh sẽ thí điểm thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính; hoàn thành việc số hóa thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết đối với các TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước ở cả 3 cấp để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại Trung tâm Hành chính công và Bộ phận một cửa xuống còn tối đa 30 phút/01 lần đến giao dịch.

Giai đoạn 2023-2025, hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử các cấp phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp; 100% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC; tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 60% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng dịch vụ công đạt tối thiếu 95% vào năm 2025.

Để đạt được các mục tiêu trên, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; quy chế phối hợp giữa Trung tâm Hành chính công với các cơ quan liên quan, đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo điều phối, điều hành nhiệm vụ, tạo khuôn khổ pháp lý để Trung tâm Hành chính công có đủ thẩm quyền tổ chức triển khai thực thi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, cải cách sâu, đơn giản quy trình tiếp cận và thực hiện TTHC; ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC gắn với thực hiện cơ chế “4 tại chỗ” một cách thực chất.

Bên cạnh đó, Đề án phân công nhiệm vụ cho các cơ quan đơn vị để triển khai thực hiện trong đó, Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí cho việc xây dựng, triển khai và thực hiện đề án theo yêu cầu, đảm bảo đúng quy định của pháp luật./.

Văn phòng Sở