Thống kê truy cập

Online : 3630
Đã truy cập : 151108272

Sở Tài chính ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

31/03/2023 10:42 Số lượt xem: 358

Để thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí nhằm giúp công chức, viên chức và người lao động trong Sở Tài chính nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí trong lĩnh vực tài chính, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định đời sống.

Ngày 28/3/2023, Sở Tài chính ban hành Quyết định số 44/QĐ-STC về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Theo đó, một số chỉ tiêu tiết kiệm trong lĩnh vực tài chính gồm:

1. Quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước: Thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được HĐND tỉnh thông qua, trong đó chú trọng các nội dung sau:

Cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là chi mua sắm công, đi công tác trong và ngoài nước, sử dụng xe ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát, tiết kiệm điện, xăng dầu,… để dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển và chi các nhiệm vụ cấp bách khác. Thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm năm 2023 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ), 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2022 để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định. Kiểm soát chặt chẽ công tác phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập để từng bước giảm chi hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công: Quản lý chặt chẽ đầu tư công, thực hiện có hiệu quả Luật Đầu tư công; rà soát, cân đối nguồn vốn kế hoạch trung hạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công năm 2023 đảm bảo nguồn cho các dự án quan trọng, trọng điểm có sức lan tỏa, phát huy hiệu quả nguồn vốn được phân bổ. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 392/KH-UBND ngày 29/7/2022 triển khai thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU ngày 24/6/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và các năm tiếp theo; chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023; thực hiện đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án BT, quyết toán dự án BT và dự án đối ứng, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Rà soát, kiến nghị thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư phù hợp với quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14. Thực hiện thu hút các nhà đầu tư dự án khu đô thị lớn, khu nghỉ dưỡng nhằm thúc đẩy dịch vụ, thương mại của tỉnh.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Rà soát, tổng hợp, phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình để có phương án xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA không hiệu quả, chậm tiến độ, điều chuyển vốn đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, không giải ngân được hoặc thừa vốn. Khẩn trương đưa các dự án hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành vào khai thác, sử dụng.

Đồng thời, rà soát các khoản tạm ứng đảm bảo việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của hợp đồng và quy định pháp luật; hoàn thành nghiệm thu khối lượng để thực hiện thu hồi số vốn đã tạm ứng theo đúng thời hạn đã được quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/ 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. Tăng cường kiểm tra việc tạm ứng hợp đồng, tạm ứng theo dự toán được cấp có thẩm quyền, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý việc sử dụng vốn tạm ứng không đúng quy định của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị cung ứng.

3. Quản lý, sử dụng tài sản công: Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/ 2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP; không sử dụng công trình sự nghiệp vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án. Thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chuyển để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị.

Thực hiện rà roát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo thẩm quyền ban hành để thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan, làm cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ các loại tài sản này.

Rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức về quản lý, sử dụng tài sản công làm cơ sở lập kế hoạch, dự toán, quản lý, bố trí sử dụng, xử lý tài sản công theo đúng quy định; trong đó tập trung sửa đổi, hoàn thiện định mức xe ô tô công cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng xe ô tô công. Xây dựng Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, đảm bảo trước năm 2025 hoàn thành việc tổng kiểm kê tài sản công.

4. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp:Đánh giá và có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh việc cơ cấu lại doanh nghiệp trên cơ sở bám sát các quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025.

Xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể giải quyết các dự án sử dụng vốn nhà nước thua lỗ tại các doanh nghiệp. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gây thua lỗ, thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các nguồn vốn nhà nước khác

Thực hiện tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai… của doanh nghiệp nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

5. Tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động:Triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính giai đoạn 2022-2025; Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022-2025; Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2035; Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy chính quyền các cấp”.

Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sắp xếp, tinh gọn các đơn vị sự nghiệp và triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030, triển khai, thực hiện Kế hoạch cải cách hành chỉnh tỉnh Bắc Ninh năm 2023 gắn kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân; thực hiện Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tại Quyết định đưa ra 05 giải pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, tiết kiệm, gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm chống lãnh phí; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong thực hành tiết kiệm chống lãnh phí; đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát thực hành tiết kiệm chống lãnh phí; kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm chống lãnh phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý và gắn thực hành tiết kiệm chống lãnh phí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong thực hành tiết kiệm chống lãnh phí./.

(Quyết định kèm theo)

Văn phòng Sở